Mỗi năm đã có nhiều vụ trẻ em đuối nước xảy ra do sự bất cẩn, do một vài phút lơ là của người lớn mà dẫn tới một số trường hợp thương tâm, đau xót trong mỗi bậc phụ huynh. Điều này muốn nói lên là đuối nước rất nguy hiểm không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ, đầm lầy ... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ ..v.v...Vì thế các bạn, các bậc phụ huynh, giáo viên cần có hiểu biết về cách phòng chống và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.
- Vì sao
đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô
hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng
hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ
thể bị chìm trong nước.
2. Nguyên nhân gây nên đuối
nước ở trẻ em
a. Đuối nước do sự bất cẩn của người lớn
Nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước là do
trẻ nhỏ có tính thích nghịch nước hoặc do sự lơ là, chủ quan của bố mẹ, người
chăm sóc nuôi dạy trẻ chưa giám sát trẻ chặt chẽ hay thiếu người trông nom,
chăm sóc để trẻ tự do vui chơi gần những nơi có mối hiểm họa tiềm tàng tai nạn này.
Trẻ em dưới 5 tuổi có thể gặp tai nạn
này ngay trong xô, chậu, chum, vại, bể chứa nước, ao hay giếng khơi trong gia
đình. Trẻ lớn hơn có thể gặp tai nạn này ở ao, hồ, sông, suối,... Trong dịp
nghỉ hè, trẻ em khu vực nông thôn thường phụ giúp gia đình như ra đồng, sông
suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu bò... cũng dễ có nguy cơ bị đuối nước .
b. Đuối nước do môi trường sống quanh trẻ
không an toàn
Ao quanh nhà không có rào chắn, hố nước
sâu sau khi đào lấy đất và các hố ở các công trình xây dựng không có rào chắn,
nắp đậy... Nhiều vùng ao, hồ, sông, suối nguy hiểm chưa có rào chắn, chưa có
biển cảnh báo, biển cấm, chưa có bảo vệ. Có những nơi như vậy xa khu dân
cư, ít người dân qua lại, khi trẻ bị nguy hiểm thì không có sự trợ giúp kịp
thời.
c. Đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được
rèn các kỹ năng
Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết
bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không
có kỹ năng cứu đuối.
3. Một
số cách xử trí khi có trẻ bị đuối nước
3.1.
Đưa nạn nhân lên bờ
*
Nếu thấy trẻ bị đuối nước:
- Hô hoán, kêu gọi mọi người đến gúp đỡ.
- Không nhảy xuống cứu trẻ khi mình
không biết bơi và không biết cách cứu đuối, vì bản thân mình cũng có thể bị
đuối nước.
*
Nếu trẻ ở gần bờ:
- Hãy đưa một vật gì đó cho trẻ (gậy,
sào, phao có buộc dây thừng...) để trẻ nắm lấy và kéo trẻ lên bờ một cách an
toàn.
- Hoặc ném một dây chắc, dai (dây
thừng...) để trẻ túm lấy và kéo trẻ vào bờ.
*
Nếu trẻ ở xa bờ và đang bất tỉnh:
- Ngay lập tức sử dụng thuyền có sẵn để
vớt trẻ lên thuyền.
- Nếu bạn biết bơi giỏi, lấy một sợi dây
thừng buộc quanh thắt lưng mình bơi ra cứu trẻ và có một người cầm đầu dây kia
đứng trên bờ. Khi bơi ra đến chỗ nạn nhân nếu thấy trẻ còn tĩnh hãy nói trẻ
bình tĩnh. Giữ tay nạn nhân về phía sau, cố gắng nâng cằm và mặt của trẻ lên
khỏi mặt nước. Người đứng trên bờ kéo cả bạn và nạn nhân vào bờ một cách an
toàn.
3.2.
Sơ cứu trẻ bị đuối nước
Khi trẻ bị đuối nước và được đưa lên bờ
an toàn, sơ cứu trẻ như sau:
* Nếu
trẻ vẫn tỉnh, chỉ lo sợ hoảng hốt:
- Gọi người giúp đỡ.
- Cởi nhanh quần áo ướt.
- An ủi trẻ và đặt trẻ nằm ngửa, đầu
nghiêng sang bên trái.
- Kiểm tra và lấy hết dị vật trong mũi,
miệng của trẻ.
- Tháo nước bằng cách móc họng cho nôn
hoặc ép lồng ngực và bụng cho nạn nhân trào nước ra ngoài.
- Ủ ấm cho trẻ và nhanh chóng đưa trẻ
đến cơ sở y tế gần nhất.
*
Nếu trẻ bất tỉnh, thở yếu hoặc đã ngừng thở:
- Bước 1:
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
- Bước 2:
Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm
tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh
chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang
bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và
mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn
nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp
theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
- Bước 3:
Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép
tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần
phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức
bên trái) theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu
có 2 người thực hiện, hoặc 30:2 (nghĩa là ép tim 30 cái thì thổi ngạt 2 cái)
nếu có một người. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở
lại.
- Bước 4:
Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm
nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.
- Bước 5:
Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần lau khô người cho họ,
thay quần áo và ủ ấm sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để
các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
4. Các
biện pháp phòng tránh đuối nước
Đối
với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát
thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán
chuyện gẫu, chơi bài, nghe điện thoại...
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu
nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để
dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và
cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
Cục
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra các khuyến cáo để các bậc
phụ huynhvà các bạn phòng tránh chết đuối cho con em mình, cho các bạn như:
- Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối, biển mà không có người lớn biết bơi đi kèm
- Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước,
hố sâu, hố vôi để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
- Nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ cần làm
cửa chắn và rào quanh nhà.
- Nên nhắc cha mẹ lấp kín các hố, rãnh nước sau
khi sử dụng.
- Nhắc cha mẹ làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho
giếng, bể nước, chum vại.
- Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ,
đặc biệt khi phải đi qua suối, song
- Nên nhắc người lớn dạy bơi cho các bạn.
NVYT - Đỗ Thị Thắm