Đèn khuya tận tụy bao năm tháng
Vì đàn em thơ vẫn miệt mài
Có ai đó đã nói, nghề dạy là nghề cao quý nhất được như trồng một cánh đồng bát ngát thơm dâng tặng cho cuộc đời vậy. Và người ta ví von mỗi thầy cô giáo như những người lái đò cần mẫn, đưa biết bao thế hệ học trò cập bến đỗ tương lai. Chuyến đò ấy không chỉ chở biết bao tri thức mà còn là tình cảm, đong đầy tâm huyết và công sức đối với học trò của mỗi người giáo viên nhân dân.
Tháng 11 đã về, trong sự náo nức của
những buổi học giữa kì, cô và trò trường Mầm non Ngư Thủy đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng
các ngày lễ lớn, chúng ta còn được vinh dự đón nhận một ngày lễ trang trọng đó
là ngày “Nhà giáo Việt Nam 20-11”. Đây là dịp để chúng ta có thể bày tỏ lòng
tôn kính đến những người thầy giáo, cô giáo đáng quý, “người nghệ sỹ tâm hồn”
và là những “người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa”.
Trong
không khí rạo rực và thiêng liêng ấy lòng tôi lại trào dâng biết bao tự hào khi
mình được đứng trong đội ngũ nhà giáo, được truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho
biết bao thế hệ học trò thân yêu.
Các bạn
đồng nghiệp ạ! Trong sự nghiệp trồng người thiêng liêng, chắc hẳn mỗi thầy cô
giáo đều rút ra được những điều mình tâm huyết qua những việc làm cụ thể. Có
những việc làm để lại cho mỗi thầy cô những ấn tượng sâu sắc. Và có những kỷ
niệm sẽ mãi không thể quên, mà đọng lại trong tim, ẩn mình đâu đó nơi sâu thẳm
tâm hồn. Và đó cũng là kinh nghiệm quý báu, là động lực to lớn để mỗi chúng ta
vững bước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau đây tôi xin kể lại một câu
chuyện cảm động về những kỉ niệm khó quên trong công tác đứng lớp của tôi, một cô
giáo trẻ khi bước chân chập chững vào nghề.
Cách
đây 10 năm, khi mới bước chân vào con đường giáo dục, tôi được phân công về một
trường Mầm non ở một xã còn nghèo và khó khăn, đó là Trường Mầm non Ngư Thủy
Nam (nay là xã Ngư Thủy ), huyện Lệ Thủy. Vừa nhận công tác, một sinh viên sư
phạm Mầm non, một cô gái với lòng nhiệt huyết như tôi vì có ngày cũng được áp
dụng những kiến thức ở trường vào trong thực tiễn. Trong ánh mắt của người cô
giáo trẻ, chẳng có gì khó đối với một người được đào tạo bài bản như thế! Tôi
tự tin bước lên lớp trong ánh mắt tò mò vốn rất đáng yêu của các con lớp 5-6
tuổi – lứa tuổi ngây thơ, đáng yêu và tinh nghịch của cuối cấp mầm non. Lần đầu
tiên lên lớp, con tim hồi hộp trong lồng ngực tôi làm lộ ra cái vẻ ngường
ngượng, tôi nhanh chóng trấn an cho con tim trở về bình tĩnh, giống như những
giáo viên mới lên lớp, sau lời giới thiệu về bản thân, tôi đưa ra những quy
định của riêng tôi mà tôi đã chuẩn bị sẵn từ mấy ngày trước… Hơn một tháng
trôi qua tôi vô cùng cảm thấy hãnh diện vì học sinh lớp mình đứng lớp cũng bắt
đầu vào nền nếp, quy cũ theo ý đồ của mình. Nhưng đâu phải công việc suôn sẻ
như thế. Một hôm, tôi rất giận nhưng cũng không kém phần lo lắng vì có một em
học sinh nghỉ học mà không xin phép – tôi bắt đầu khó chịu và nhắc lại một lần
nữa quy định của tôi. Đến ngày thứ 3, và ngày thứ 4, tôi đã quyết định đi mời
phụ huynh đến. Sau khi tan học, tôi đã tìm đến nhà Hùng, một học sinh rụt rè,
theo địa chỉ mà tôi truy tìm từ các bạn trong lớp của Hùng, nhưng đó là nhà của
bà ngoại Hùng. Khi tìm đến nơi, tôi nhìn thấy một căn nhà mái lá nhỏ, đang chần
chừ không biết hỏi đường ai thì tôi thấy Hùng đang ngồi chơi một mình với đống
cát. Lúc này tôi mới mở miệng gọi: “Hùng, phải đây là nhà của con không?” Hùng
sợ hãi nhìn tôi và e ngại nói: Dạ con… chào cô ạ, đây là nhà của con ạ.” Sau đó
Hùng chạy thẳng một mạch vào nhà và gọi: “ Bà ơi! Có cô Huệ tới ạ.” Sau đó bà
ngoại bước ra và mời tôi vào nhà, rót nước mời tôi uống. Lòng tôi như chạnh lại
trước những gì trước mắt, mọi sự giận dữ như chợt tan biến. Ngồi tâm sự tìm
hiểu hoàn cảnh gia đình, bà ngoại Hùng cho biết cách đây 4 năm, trong lúc mẹ đi
mò cua ở nhà bà nội Hùng là huyện Bố Trạch cách nhà bà ngoại Hùng 100km đã xảy
ra tai nạn nước cuốn trôi, mẹ Hùng đã ra đi khi Hùng mới gần 1 tuổi còn chị
Hùng tròn 3 tuổi, cuộc sống gia đình đã khó càng khó hơn. Mẹ mất bà ngoại đã
đưa Hùng về ở với bà ngoại đỡ phần nào vất vả cho bà nội, và thế là cũng từ đó
Hùng về ở với bà ngoại thiêu đi tình yêu của mẹ, bố và chị gái. Có lẽ vì thế mà
con trở nên trầm tính và rụt rè hơn các bạn đồng trang lứa. Hằng ngày bà đưa
Hùng đi học xong về ai thuê gì bà làm nấy lấy tiền trang cuộc sống cho 2 bà
cháu. Có lẽ cũng vì hoàn cảnh như thế mà
Hùng rất ngoan, tự lập cho cuộc sống của mình, thỉnh thoảng còn phụ giúp bà
những việc đơn giản như quét nhà, làm những việc vặt cho bà. 3 ngày trước đây, bà
Hùng bị ốm, phải nằm ở nhà không đưa Hùng đi học được, và cũng không ai ở nhà
với bà nên Hùng phải nghỉ ở nhà lo cho bà đang ốm đau bệnh tật. Nhưng đối với con
khó khăn không là trở ngại mà nó còn là động lực giúp con phấn đấu vươn lên
trong học tập, trong cuộc sống hằng ngày. Dáng người gầy gò nhỏ bé, gương mặt
hiện lên vẻ đượm buồn và trưởng thành hơn so với độ tuổi của con. Trong lớp Hùng
vốn là một học sinh ngoan, con luôn khép kín với mọi người và cũng chẳng than
phiền về cuộc sống gia đình. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp mà tôi không
biết gì ngoài tấm giấy chứng nhận hộ nghèo. Khi biết được hoàn cảnh của con,
tôi đã giúp con bằng nhiều cách, liên hệ với nhà trường, kết hợp với Hội cha mẹ
học sinh, Hội khuyến học,…. Trao cho con những suất học bổng: học sinh nghèo
vượt khó, Từ bài học kinh nghiệm đó mà những năm học sau khi được ban giám hiệu
nhà trường phân công đứng lớp tôi liền điều tra học sinh của mình thật kĩ từ
hoàn cảnh gia đình, dáng đi, giọng nói, cách ăn mặc và cả vệ sinh thân thể để
nhắc nhở và giáo dục kịp thời cho các con. Nhờ vậy mà năm nào lớp tôi đứng lớp cũng
đều đạt danh hiệu lớp tiên tiến.
Một câu
chuyện, mười năm qua đến bây giờ tôi mới kể nhưng nó mãi là bài học kỉ
niệm trong công tác làm nghề giáo viên của tôi. Hãy ươm mầm những tâm hồn đẹp
và hãy vun bón chúng bằng những điều hay lẽ phải, thì sớm hay muộn ta cũng thu
hoạch những quả ngọt trĩu cành. Tôi cám ơn con rất nhiều, chính nhờ con mà tôi
có thêm rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Tôi cám ơn con. Những ai đã mang vào
thân nghề dạy học phải thấy đấy không phải là công việc chỉ mang tính đời mà nó
còn thể hiện cả tính đạo nữa. Chuyện đời chuyện đạo hòa quyện vào nhau trong
một công việc đâu dễ nghề nào cũng có. Tự suy ngẫm tôi nhận ra mỗi thầy cô giáo
tuy có một tính cách khác biệt, mỗi người đều mang những yếu tố tâm sinh lý
khác nhau, khi lên lớp có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau
nhưng mục tiêu giáo dục mọi người hướng tới thì chỉ một. Xét cho cùng để hoàn
thành bổn phận người thầy, người cô, gười giáo viên lúc nào cũng phải nhớ và
hướng về chữ TÂM để không rời xa trách nhiệm. Khi làm tròn, bản thân mỗi người
sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng, những kỷ niệm có giá trị như hành
trang sẽ mãi mang theo trong cuộc sống.
Qua đây
cũng nhân ngày lễ 20/11 tôi xin được gửi tặng những người đồng nghiệp của tôi
ngàn lời yêu thương, ngàn trái tim kính phục. Bằng lòng thành kính, xin dành
tặng đến người thuyền trưởng những lời tri ân sâu sắc ấy.
Ngoài
khơi xa bao la từng đợt sóng
Con
thuyền nhỏ vẫn hướng đích tiến lên
Bởi bên
em có thuyền trưởng ngày đêm
Cùng
thủy thủ vững tay chèo lái.
GV – Trần Thị Huệ