Dự buổi lễ có
đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh; đồng chí Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng
đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực
HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trong
tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch (VH-TT&DL); Sở VH-TT&DL Quảng Trị cùng các nghệ nhân, đông đảo
người dân trên địa bàn huyện.

Đại diện lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa trao Bằng công nhận Hò khoan Lệ Thủy -
Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho huyện Lệ Thủy
Tại buổi lễ, lãnh đạo huyện Lệ
Thủy đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL công nhận Hò khoan
Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho tập thể và cá nhân đã có nhiều đóng góp
trong quá trình lưu giữ, phát huy Hò khoan Lệ Thủy
Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã
trao tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân vì có nhiều đóng góp trong quá
trình lưu giữ, phát huy Hò khoan Lệ Thủy. Ngoài ra, buổi lễ còn công chiếu
các phóng sự về đời sống tinh thần của người dân địa phương khi tham gia sinh
hoạt hò khoan và chương trình nghệ thuật giới thiệu nhiều làn điệu hò khoan
độc đáo.

Điệu hò lỉa trâu
Trong suốt chặng đường lịch
sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã không ngừng xây
dựng, bồi đắp, hun đúc một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng và
giàu bản sắc dân tộc. Thành quả của sự sáng tạo, giữ gìn, trao truyền của
các thế hệ cha ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể đồ sộ, phong phú, trong đó có làn điệu Hò khoan
Lệ Thủy - một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên sự
lao động, sản xuất hăng say, kết hợp với những giai điệu ngọt ngào sâu lắng
của dân ca miền Trung.

Các tiết mục khác biểu diễn tại buổi lễ
Hò khoan Lệ Thủy là sản phẩm
sáng tạo tinh thần vô cùng quý giá của Nhân dân Lệ Thủy trong trường kỳ lịch
sử mở làng, lập ấp; phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu chống
giặc ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên, vượt qua gian khổ của người dân trên
tất cả vùng miền của mảnh đất đầy gian khổ với gió Lào, cát trắng để cùng
nhau tụ cư và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Các điệu hò phản ánh
tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, tính cách của người dân Lệ Thủy; nằm trong tổng
thể nghệ thuật Quảng Bình, dân ca Bình Trị Thiên và dân ca cả nước… đã góp
phần tạo nên nét đẹp, sự phong phú của văn hóa Việt Nam. Trong một lần về
thăm quê hương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ân cần dặn dò: “Lễ hội đua thuyền
hằng năm diễn ra trên sông Kiến Giang, vì vậy, chúng ta phải giữ gìn dòng
Kiến Giang thật sạch đẹp để cho người dân đến xem. Và đặc biệt, phải bảo vệ,
phải giữ gìn cho được điệu Hò khoan Lệ Thủy”.

Đông đảo người dân trên địa bàn huyện đến xem và thưởng thức các tiết mục
biểu diễn
Ghi nhận những giá trị thực
tiễn của Hò khoan Lệ Thủy và để bảo tồn, phát huy, trao truyền cho các thế hệ
tương lai làn điệu dân ca, nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, tại
buổi lễ đón nhận, lãnh đạo huyện Lệ Thủy hứa sẽ nâng cao trách nhiệm của cấp
ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân toàn huyện đối với Di sản Hò khoan Lệ Thủy;
tiếp tục nghiên cứu để phát triển hơn nữa, tổ chức bảo tồn các giá trị của Hò
khoan Lệ Thủy tốt hơn nữa, phát huy nghệ thuật Hò khoan cao hơn nữa nhằm phục
vụ nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới và quảng bá Hò khoan Lệ Thủy - nét
văn hóa độc đáo của người dân xứ Lệ cho toàn thể người dân trong nước và trên
thế giới được biết.
|