1. Khái niệm:
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây
truyền. Khi một người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc
ho... thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi.
Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
2. Tác nhân gây bệnh:
Bệnh thủy đậu do
một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên.
3. Nguồn lây:
Là bệnh nhân
thuỷ đậu, có khả năng gây nhiễm từ cuối thời kỳ nung bệnh tới khi bong vẩy.
4. Đường lây:
Lây qua đường hô
hấp do virut trong nước bọt bệnh nhân được tung ra môi trường xung quanh. Khi
BN ho, hắt hơi, gây nhiễm cho trẻ em khác chưa bị bệnh.
5. Đối tượng mắc:
Tất cả mọi người
đều có mẫn cảm với bệnh thuỷ đậu. Lứa tuổi dễ mắc bệnh, chủ yếu là trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi. Bệnh hay gặp
ở mùa lạnh.
Người lớn ít bị
mắc bệnh vì đã có miễn dịch.
Người bệnh sau khi khỏi bệnh, có miễn dịch
suốt đời.
6. Triệu chứng:
-
Thời kỳ nung bệnh: Từ 14-17 ngày (có thể 10-21 ngày). Trong thời kỳ
này thường không có triệu chứng gì.
- Thời kỳ khởi phát:
Thường ngắn
khoảng 1 ngày, triệu chứng không rõ, dễ bỏ qua. Có thể không sốt hoặc sốt nhẹ
quanh 38°C, đau mình, mệt mỏi, trẻ không chịu chơi, quấy khóc. Cá biệt có thể
sốt tới 39-40°C, bệnh nhi trằn trọc, mê sảng và khi sốt cao trẻ có thể bị co
giật... BN thường kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.
- Thời kỳ mọc ban (thời kỳ toàn phát): Ban xuất hiện nhanh, có khi ngay ngày đầu của bệnh. Ban đầu
có đặc điểm:
- Ở trẻ em, ban mọc khi tình trạng toàn thân
gần như bình thường hoặc sốt nhẹ. Ở người lớn, khi ban mọc có thể sốt cao kèm
triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Thoạt đầu là những ban màu đỏ, vài giờ sau
thành nốt phỏng nước trong, rất nông, như đặt trên da. Sau 24-48 giờ thì ngả
màu vàng. Khi đó nốt thuỷ đậu trở thành hình cầu, đường kính khoảng 5 mm nổi
trên mặt da khoảng 2 mm, chung quanh có nền da tấy đỏ độ rộng ra 1mm, một số
nôt phỏng hơi lõm ở giữa.
- Ban mọc rải rác khắp người, nhất là
trên da đầu (những trường hợp ban ít thì ở chân tóc bao giờ cũng có ban). Vì
vậy nên tìm kỹ ở đó khi khám bệnh. Nốt phỏng thuỷ đậu có một ngăn nên khi chọc
thì xẹp ngay.
- Ban mọc không thứ tự, hết đợt này đến đợt
khác. Vì vậy trên mỗi vùng da, thấy có đủ các nốt ban ở các độ tuổi khác nhau.
- Trong niêm mạc đôi khi cũng có phỏng như ở
trong má, vòm họng, khi vỡ thành những nốt loét nông, tròn hoặc bầu dục, làm
chảy dãi hoặc nuốt đau. ít khi mọc ban ở màng tiếp hợp hoặc trong âm hộ.
- Ở giai đoạn mọc ban, bệnh nhân thường
ngứa nhiều, gãi làm vỡ các nốt phỏng, gây bội nhiễm, có thể nổi hạch ngoại biên
nhất thời.
- Nốt thuỷ đậu diễn biến lâu nhất 4-6
ngày là khô lại, đóng vảy, mầu nâu sẫm, bong đi sau một tuần, không thành sẹo
vĩnh viễn trừ khi gãi loét và bội nhiễm.
- Thời kỳ lui bệnh: Sau 4-6 ngày các nốt thủy
đậu khô lại, đóng vẩy, màu nâu sẫm, bong đi sau một tuần, không thành sẹo vĩnh
viễn trừ khi gãi loét và bội nhiễm.
7. Cách phòng bệnh: Bệnh nhân được cách ly, điều
trị tại nhà. Chỉ đưa đi bệnh viện những trường hợp nặng có biến chứng.
- Thời gian cách ly: Sau khi mọc ban đợt cuối cùng 5 ngày.
- Trẻ em ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo chưa bị thuỷ đậu, nếu có tiếp
xúc với bệnh nhân thuỷ đậu phải giữ tại nhà từ 11 đến 21 ngày kể từ khi tiếp
xúc.
- Bệnh thuỷ đậu không có vacxin phòng bệnh, có thể phòng bệnh cho
những trẻ nhỏ sức đề kháng yếu chưa bị thuỷ đậu bằng tiêm bắp thịt 3ml Gamma
Globulin.
Hình
ảnh về bệnh Thủy đậu

Ngư Thủy, ngày 03 tháng 03 năm 2021
Hiệu trưởng Người thực hiện
Nguyễn Thị Vân Đỗ Thị Thắm